Nội dung chưa được xuất bản

Liên kết web Liên kết web

Video Video

Xem thêm...

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Công trình đập Krông Buk hạ, niềm hy vọng cho những cánh đồng Krông Pắc

null

Công trình thủy lợi đập Krông Buk hạ được khởi công xây dựng từ năm 2005 (tại địa bàn xã Ea Phê, huyện Krông Pắc) với tổng số vốn đầu tư gần 2000 tỉ đồng bằng nguồn trái phiếu của Chính phủ. Đây được xem là công trình thủy lợi trọng điểm A2 quốc gia, lớn nhất Tây Nguyên. Theo thiết kế, hồ có dung tích chứa gần 110 triệu m3 nước, năng lực tưới tiêu 11.400 ha diện tích cây trồng các loại, cung cấp nước sinh hoạt cho 72.000 hộ dân; đồng thời có tác dụng phòng chống lũ lụt hằng năm ở khu vực hạ lưu, nuôi trồng thủy sản và cải tạo cảnh quan môi trường… cho huyện Krông Pắc và một phần huyện Ea Kar.

Ảnh đập Krông Pắc đập nhìn từ trên cao

Công trình do đơn vị thi công là tổng Công ty xây dựng thủy lợi IV với thân đập chính (cao 486 m, dài 2.200 m); gia công cốt thép mặt đường đỉnh đập rộng 8 m. Với sức chứa nước khổng lồ của lòng hồ, khả năng tưới tiêu lớn, đập Krông Buk hạ đang hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho toàn bộ cánh đồng của huyện Krông Pắc và một phần (3 xã) huyện Ea Kar; mang lại nguồn lợi vô cùng lớn đối với những loại cây trồng, vật nuôi truyền thống trên địa bàn từ lúa nước, cà phê, hoa màu, đến gia súc, gia cầm và ngư nghiệp...

Công trình do đơn vị thi công là tổng Công ty xây dựng thủy lợi IV với thân đập chính (cao 486 m, dài 2.200 m); gia công cốt thép mặt đường đỉnh đập rộng 8 m. Với sức chứa nước khổng lồ của lòng hồ, khả năng tưới tiêu lớn, đập Krông Buk hạ đang hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho toàn bộ cánh đồng của huyện Krông Pắc và một phần (3 xã) huyện Ea Kar; mang lại nguồn lợi vô cùng lớn đối với những loại cây trồng, vật nuôi truyền thống trên địa bàn từ lúa nước, cà phê, hoa màu, đến gia súc, gia cầm và ngư nghiệp...

Trước khi đập Krông Buk hạ chưa đưa vào sử dụng mỗi năm huyện Krông Pắc có khoảng 8000 ha lúa hè thu, riêng vụ đông xuân chỉ gieo trồng được khoảng 4.100 ha, như vậy còn lại gần 3000 ha diện tích chỉ trồng được lúa một vụ do thiếu nước. Các loại cây trồng vật nuôi ở đây vẫn chủ yếu sống phụ thuộc vào dòng chảy tự nhiên nhỏ lẻ như sông, hồ, suối cùng những nỗ lực của người dân như đào thêm giếng, dẫn nước từ ao nhà… song vẫn không mấy khả quan khi mỗi năm khô hạn kéo dài, tất cả dòng chảy ấy đều trở nên cạn kiệt, còn mùa mưa lũ đến thì nước lại trở nên lênh láng, nhấn chìm nhiều diện tích cây trồng và làng mạc, hạn hán, lũ lụt liên tiếp xảy ra khiến đời sống của bà con nơi đây gặp vô vàn khó khăn, nhiều diện tích cây trồng bị mất trắng, nhất là ở các xã Ea Quang, Ea Kly, Vụ Bổn… có năm khô hạn kéo dài khiến cây trồng, vật nuôi chết hàng loạt mà không có cách nào cứu vãn, ngay cả nước sinh hoạt của người dân cũng trở nên khan hiếm. Công trình đập Krông Buk hạ hoàn thành mang lại niềm vui lớn cho nhân dân trong huyện với 3.000 ha lúa sản xuất 2 vụ, năng suất các loại cây trồng được nâng lên, đồng thời nếu nguồn nước tưới tiêu thuận lợi, bà con có thể mở rộng thêm diện tích canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, từ đó hiệu quả kinh tế đem lại cho huyện là rất lớn. Bên cạnh nguồn lợi từ nông nghiệp, sẽ có khoảng 72.000 hộ dân cận hồ được sử dụng nước sinh hoạt đầy đủ, ngành nuôi trồng thủy sản phát triển với quy mô lớn. Hằng năm, đập Krông Buk hạ còn giúp địa phương cắt giảm được thiên tai như hạn hán, lũ lụt hiệu quả.

Một vài hình hảnh trang trại điện năng lượng mặt trời BMT

Để tận dụng khoảng trống ở chân đập Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo BMT  đã đầu tư  xây dựng trại năng lượng mặt trời với tổng mức đầu tư 617 tỷ đồng với công suất lắp đặt 30MWp, nhà máy cung cấp cho hệ thống điện quốc gia sản lượng đạt khoảng 45 triệu KWh/năm, doanh thu dự kiến đạt hơn 90 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách hằng năm 9 tỷ đồng. Đồng thời, điều này cũng góp phần tạo ra việc làm cho người dân ở huyện Krông Pắc nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung. Việc xây dựng nhà máy điện mặt trời BMT là một bước đi đúng đắn trong việc triển khai các nguồn năng lượng sạch vào cuộc sống của người dân.

Minh Sơn - Phòng Văn hóa và Thông tin

 

Quay lại Chia sẻ qua email
Tin cùng chuyên mục

Di tích danh lam thắng cảnh thác Drai Dăng xã Ea Knuếc - huyện Krông Pắc

null

Ngày 16/05/2012 thác Drai Dăng của xã Ea Knuếc, huyện Krông Pắc được UBND tỉnh Đắk Lắk công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh theo Quyết định số 1075/QĐ-UBND. Truyền thuyết về thác Drai Dăng được dịch là "Vết chém của chàng trai Êđê" thác Drai Dăng nằm ẩn mình trong thung lũng của dãy Cư Kuin giữa những đồi tre nứa, đồi thông, cách Quốc lộ 26 khoảng 7km và trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 25 km về phía Đông đã được nhựa hóa và bê tông hóa. Thác rất đẹp vì vẫn còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, hùng vĩ, thuộc địa phận xã Ea Knuêc, huyện Krông Pắc.

Thác Drai Dăng là một trong những thắng cảnh đẹp, còn lưu giữ được vẻ hoang sơ, thác gồm có 3 tầng chính: Tầng thứ nhất là hệ thống đập tràn của thủy điện trước đây, dòng nước đổ xuống qua hai bậc tam cấp uốn lượn như dải lụa trắng; Tầng thứ hai là dòng thác chính, tầng thác này được tạo bởi những cột đá, tảng đá lớn nằm thoai thoải, trên bề mặt đá là vô vàn nấc thang nhỏ tựa như những vết chém của kiếm. Vào mùa khô, lượng nước đổ về ít, chảy len qua các khối đá nhẹ nhàng, êm dịu như giấc ngủ của thiếu nữ Tây Nguyên giữa đại ngàn xanh thẳm; Mùa mưa, nước thác đổ mạnh xuống như muốn gột rửa tất cả để bắt đầu cho một mùa mới đầy hy vọng và sức sống. Nước tuôn qua các các cột đá lớn nhỏ, cao thấp tạo thành các cột nước như những mạch nước ngầm. Tầng thứ ba của thác là tầng cuối đón nhận dòng chảy tạo thành một hồ nước trong xanh. Càng về cuối dòng, nước chảy hiền hòa hơn, luồn lách qua các khe đá rồi nhập chung lại thành dòng suối chảy xuôi qua thôn Cao Bằng (xã Ea Knuếc, huyện Krông Pắc), qua địa phận xã Cư Ea Wi, xã Ea Hu (huyện Cư Kuin), cuối cùng đổ ra sông mẹ Krông Ana…

Tuy chưa được khai thác, nhưng với cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành, mát mẻ, từ lâu thác Drai Dăng đã được người dân trên địa bàn xã Ea Knuếc, huyện Krông Pắc và các xã lân cận của huyện Cư Kuin tìm đến tham quan, vui chơi, nhất là trong những dịp lễ, tết. 

Hiện nay địa phương đang kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư để đưa thác Drai Dăng trở thành một điểm du dịch mới của tỉnh Đắk Lắk, đặc  biệt là khi tuyến đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột hoàn thành và đưa vào sử dụng./.

Minh Sơn – Phòng Văn hóa và Thông tin

Quay lại Chia sẻ qua email
Tin cùng chuyên mục

Di tích Quốc gia – Di tích lịch sử CADA

null

Đồn điền CADA thuộc xã Ea Yông huyện Krông Pắc. Cách Quốc lộ 26 khoảng 150m  về hướng Nam, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 27 Km về hướng Đông (thời gian di chuyển khoảng 30 phút đồng hồ bằng phương tiện ô tô)

Đồn điền CADA được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia ngày 26/01/1999.

CADA là tên viết tắt của cụm từ tiếng Pháp COMPAGNIE AGRICOLE D'ASIE tức là Công ty nông nghiệp Á châu. Đồn điền CADA hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Đông Dương nói chung và Đắk Lắk nói riêng, với diện tích ban đầu 2.000 ha, là một trong những đồn điền cà phê lớn nhất ở Đắk Lắk. Tháng 5/1945, tại Đồn điền CADA đã xây dựng được một chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên do đồng chí Phan Kiệm phụ trách, đánh dấu sự trưởng thành về chất của đội ngũ công nhân Đồn điền cà phê CADA nói riêng và công nhân Đắk Lắk nói chung nhằm tập hợp lực lượng của các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc; là nơi hoạt động cách mạng và giành được chính quyền cách mạng đầu tiên ở cấp cơ sở trong tỉnh trong cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Cũng từ nơi đây phong trào đấu tranh của công nhân đã được nhân rộng ra các đồn điền khác trong tỉnh.

Sáng ngày 18/8/1945, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên cột cờ trước trụ sở Ủy ban Cách mạng lâm thời của Đồn điền, đánh dấu mốc son sáng người của đội ngũ công nhân Đồn điền cà phê CADA trong sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp ở Đắk Lắk. Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, công nhân Đồn điền còn tham gia vào cuộc tổng tiến công, nổi dậy tết Mậu thân năm 1968 và mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Hiện nay, di tích lịch sử CADA có tổng diện tích, khoanh vùng các khu vực bảo vệ là 43.799 m2 là điểm đến hấp dẫn để du khách và người dân trong tỉnh tìm hiểu về quá trình đấu tranh giành chính quyền của các dân tộc tỉnh Đắk Lắk.

Minh Sơn - Phòng Văn hóa và Thông tin Huyện Krông Pắc

Quay lại Chia sẻ qua email
Tin cùng chuyên mục

Huyện Krông Pắc phát động trồng cây xanh tại Đồn điền CADA năm 2022

null

Sáng ngày 11/06/2022, tại khu di tích lịch sử Đồn điền Ca Da, Huyện ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN huyện Krông Pắc tổ chức Lễ phát động trồng cây xanh năm 2022. Tham dự buổi lễ có đồng chí Trần Hồng Tiến - Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Trần Quốc Vĩnh - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy; đồng chí Đinh Xuân Diệu Phó Bí thư Huyện ủy -  chủ tịch UBND huyện; các đồng chí thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện; đại diện các cơ quan, đơn vị thuộc huyện; lãnh đạo Đảng ủy  HĐND  UBND – UBMTTQVN 16 xã, thị trấn và lực lượng đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện.

Đồn điền CADA thuộc địa bàn xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia ngày 26/01/1999. Hiện nay, di tích lịch sử CADA có tổng diện tích, khoanh vùng các khu vực bảo vệ là 43.799 m2 là điểm đến hấp dẫn để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và phục vụ du khách và người dân trong tỉnh tìm hiểu về quá trình đấu tranh giành chính quyền của các dân tộc tỉnh Đắk Lắk.

Đồng chí Trần Hồng Tiến - Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện phát động trồng cây

Phát biểu phát động trồng cây, đồng chí Trần Hồng Tiến - Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa to lớn của khu di tích Ca Da đối với huyện nhà và sự cần thiết của việc trồng cây trong khu di tích. Đồng chí Bí thư Huyện ủy cảm ơn sự chung tay, góp sức của toàn thể các cơ quan, đơn vị, địa phương trong sự thành công của việc trồng cây xanh tại khu di tích Ca Da giai đoạn 1, đồng thời mong muốn các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục quan tâm, cộng đồng trách nhiệm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức đến đông đảo quần chúng Nhân dân về tác dụng, ý nghĩa của việc trồng cây xanh để xây dựng khu di tích Ca Da ngày càng giá trị, từng bước đưa khu di tích thành điểm đến du lịch hấp dẫn; nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trên toàn huyện.

Đồng chí Trần Hồng Tiến - Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện tham gia trồng cây

Thông qua Lễ phát động cũng nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của cây xanh đối với cuộc sống và xã hội; từ đó tạo thói quen, ý thức tự giác trồng và bảo vệ cây xanh từ mỗi người dân, hình thành phong trào trồng cây làm đẹp cảnh quan, môi trường, góp phần thực hiện xây dựng huyện Krông Pắc đạt chuẩn nông thôn mới. Tạo khí thế sôi nổi, hăng hái thi đua trồng và chăm sóc cây xanh sâu rộng trong cán bộ và Nhân dân; hình thành và nhân rộng các mô hình xã hội hóa trồng cây xanh có hiệu quả.

Đồng chí Trần Quốc Vĩnh - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy tham gia trồng cây

Ngay sau Lễ phát động, lãnh đạo huyện và toàn thể cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị, địa phương và lực lượng đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện đã tổ chức trồng và chăm sóc hàng trăm loại cây ăn trái, cây cảnh, cây cà phê, cây lấy gỗ… Không khí trồng cây diễn ra hào hứng, phấn khởi.

 

 Tin và Ảnh: Lê Tin – Trung tâm TT-VH-TT Krông Pắc

Quay lại Chia sẻ qua email
Tin cùng chuyên mục

Nội dung HTML Nội dung HTML