Video Video

Xem thêm...

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Thống kê truy câp: 10528401

.Hôm nay: 2126
.Hôm qua: 15403
.Trong tuần: 77471
.Tất cả: 10528401

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Công trình đập Krông Buk hạ, niềm hy vọng cho những cánh đồng Krông Pắc

Công trình thủy lợi đập Krông Buk hạ được khởi công xây dựng từ năm 2005 (tại địa bàn xã Ea Phê, huyện Krông Pắc) với tổng số vốn đầu tư gần 2000 tỉ đồng bằng nguồn trái phiếu của Chính phủ. Đây được xem là công trình thủy lợi trọng điểm A2 quốc gia, lớn nhất Tây Nguyên. Theo thiết kế, hồ có dung tích chứa gần 110 triệu m3 nước, năng lực tưới tiêu 11.400 ha diện tích cây trồng các loại, cung cấp nước sinh hoạt cho 72.000 hộ dân; đồng thời có tác dụng phòng chống lũ lụt hằng năm ở khu vực hạ lưu, nuôi trồng thủy sản và cải tạo cảnh quan môi trường… cho huyện Krông Pắc và một phần huyện Ea Kar.

Ảnh đập Krông Pắc đập nhìn từ trên cao

Công trình do đơn vị thi công là tổng Công ty xây dựng thủy lợi IV với thân đập chính (cao 486 m, dài 2.200 m); gia công cốt thép mặt đường đỉnh đập rộng 8 m. Với sức chứa nước khổng lồ của lòng hồ, khả năng tưới tiêu lớn, đập Krông Buk hạ đang hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho toàn bộ cánh đồng của huyện Krông Pắc và một phần (3 xã) huyện Ea Kar; mang lại nguồn lợi vô cùng lớn đối với những loại cây trồng, vật nuôi truyền thống trên địa bàn từ lúa nước, cà phê, hoa màu, đến gia súc, gia cầm và ngư nghiệp...

Công trình do đơn vị thi công là tổng Công ty xây dựng thủy lợi IV với thân đập chính (cao 486 m, dài 2.200 m); gia công cốt thép mặt đường đỉnh đập rộng 8 m. Với sức chứa nước khổng lồ của lòng hồ, khả năng tưới tiêu lớn, đập Krông Buk hạ đang hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho toàn bộ cánh đồng của huyện Krông Pắc và một phần (3 xã) huyện Ea Kar; mang lại nguồn lợi vô cùng lớn đối với những loại cây trồng, vật nuôi truyền thống trên địa bàn từ lúa nước, cà phê, hoa màu, đến gia súc, gia cầm và ngư nghiệp...

Trước khi đập Krông Buk hạ chưa đưa vào sử dụng mỗi năm huyện Krông Pắc có khoảng 8000 ha lúa hè thu, riêng vụ đông xuân chỉ gieo trồng được khoảng 4.100 ha, như vậy còn lại gần 3000 ha diện tích chỉ trồng được lúa một vụ do thiếu nước. Các loại cây trồng vật nuôi ở đây vẫn chủ yếu sống phụ thuộc vào dòng chảy tự nhiên nhỏ lẻ như sông, hồ, suối cùng những nỗ lực của người dân như đào thêm giếng, dẫn nước từ ao nhà… song vẫn không mấy khả quan khi mỗi năm khô hạn kéo dài, tất cả dòng chảy ấy đều trở nên cạn kiệt, còn mùa mưa lũ đến thì nước lại trở nên lênh láng, nhấn chìm nhiều diện tích cây trồng và làng mạc, hạn hán, lũ lụt liên tiếp xảy ra khiến đời sống của bà con nơi đây gặp vô vàn khó khăn, nhiều diện tích cây trồng bị mất trắng, nhất là ở các xã Ea Quang, Ea Kly, Vụ Bổn… có năm khô hạn kéo dài khiến cây trồng, vật nuôi chết hàng loạt mà không có cách nào cứu vãn, ngay cả nước sinh hoạt của người dân cũng trở nên khan hiếm. Công trình đập Krông Buk hạ hoàn thành mang lại niềm vui lớn cho nhân dân trong huyện với 3.000 ha lúa sản xuất 2 vụ, năng suất các loại cây trồng được nâng lên, đồng thời nếu nguồn nước tưới tiêu thuận lợi, bà con có thể mở rộng thêm diện tích canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, từ đó hiệu quả kinh tế đem lại cho huyện là rất lớn. Bên cạnh nguồn lợi từ nông nghiệp, sẽ có khoảng 72.000 hộ dân cận hồ được sử dụng nước sinh hoạt đầy đủ, ngành nuôi trồng thủy sản phát triển với quy mô lớn. Hằng năm, đập Krông Buk hạ còn giúp địa phương cắt giảm được thiên tai như hạn hán, lũ lụt hiệu quả.

Một vài hình hảnh trang trại điện năng lượng mặt trời BMT

Để tận dụng khoảng trống ở chân đập Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo BMT  đã đầu tư  xây dựng trại năng lượng mặt trời với tổng mức đầu tư 617 tỷ đồng với công suất lắp đặt 30MWp, nhà máy cung cấp cho hệ thống điện quốc gia sản lượng đạt khoảng 45 triệu KWh/năm, doanh thu dự kiến đạt hơn 90 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách hằng năm 9 tỷ đồng. Đồng thời, điều này cũng góp phần tạo ra việc làm cho người dân ở huyện Krông Pắc nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung. Việc xây dựng nhà máy điện mặt trời BMT là một bước đi đúng đắn trong việc triển khai các nguồn năng lượng sạch vào cuộc sống của người dân.

Minh Sơn - Phòng Văn hóa và Thông tin

 

Quay lại Chia sẻ qua email
Tin cùng chuyên mục