Thứ ba, ngày 22 tháng 07 năm 2025
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 27/06/2023

Nguồn vốn tín dụng Chính sách chung tay xây dựng phong trào Nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Pắc

Qua 20 năm triển khai thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 22/11/2014 của Ban bí thư Trung Ương đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng Chính sách xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Pắc đã giải ngân đạt 516 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn nhận Ủy thác đầu tư tại địa phương là 21.589 triệu đồng, nguồn vốn nhận Ủy thác huyện là 11.4 tỷ đồng cho hơn 14.000 đối tượng thụ hưởng chính sách là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, phục hồi phát triển kinh tế tại địa phương góp phần chung tay xây dựng phong trào Nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Pắc đạt hiệu quả, chất lượng tín dụng trên địa bàn huyện luôn được duy trì ổn định dưới 0.04/tổng dư nợ. Đó là kết quả đáng khích lệ cho sự nổ lực cố gắng hết sức mình của tập thể Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Pắc.

Ông Nguyễn Xuân Vĩnh – PGĐ Ngân hàng Chính sách huyện đi thực tế Mô hình vay vốn phát triển cây càphê của người dân

Dưới sự lãnh đạo thống nhất của tập thể Ngân hàng Chính sách xã hội  huyện Krông Pắc, sự kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn phù hợp của các cấp từ Trung ương, tỉnh đến huyện đã tạo mọi điều kiện mở rộng các đối tượng thụ hưởng vay vốn để phát triển kinh tế gia đình, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo  thoát nghèo bền vững, góp phần hoàn thành 02 tiêu chí nghèo đa chiều và tăng thu nhập của người dân khi thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới những năm qua tại huyện Krông Pắc.  

Hiểu quả từ nguồn vốn chính sách đầu tư phát triển cây bò khai của anh Hoàng Văn Hiệu

Từ đầu năm 2020 đến nay sau khi xảy ra dịch bệnh COVID-19 đã tác động toàn diện đến nền kinh tế cả nước nói chung và huyện Krông Pắc nói riêng, đời sống kinh tế của người dân tại địa phương gặp rất nhiều khó khăn, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu của phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện khó khăn hoàn thành. Năm 2022, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, Nghị định số 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 đó là những chủ trương lớn mang ý nghĩa thiết thực của Nhà nước giúp người nghèo và các đối tượng thụ hưởng chính sách đang gặp khó khăn.

Vì vậy nhiều khó khăn về kinh tế của địa phương đã tháo gỡ. Trong năm 2022 khi áp dụng Nghị quyết số 11/NQ-CP, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã giải ngân trên 10 tỷ cho 191 đối tượng thụ hưởng, Nghị định số 28/2022/NĐ-CP là 1.9 tỷ đồng cho hơn 40 đối tượng thụ hưởng.

Mô hình vay vốn để phát triển nghề nuôi Dế tại gia đình Anh Triệu Văn Vinh

Trong thời gian tới, để hoàn thành các tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng xã Nông thôn mới, đặc biệt là các tiêu chí Nghèo đa chiều và tăng thu nhập. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Pắc rất cần sự phối hợp từ các ngành, các cấp chính quyền của tỉnh, huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện và sự quan tâm động viên của Đảng và Nhà nước để triển khai thành công các Chương trình trọng điểm như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới; Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi…

Trong thời gian tới Ngân hàng Chính sách xã hội Krông Pắc tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương bổ sung thêm nguồn vốn để đẩy mạnh Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng, đồng thời thực hiện tốt công tác đôn đốc, thu hồi, xử lý, phòng ngừa nợ quá hạn phát sinh …qua đó góp phần tích cực trong triển khai thực hiện các mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Quyền – Ngân hàng chính sách xã hội huyện

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang